Hầu hết các tổ chức y tế thế giới và các chuyên gia sức khỏe đều khuyên mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng để con nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. sữa mẹ mang lại nhiều rất lợi ích cho sức khỏe của em bé và củng cố mối liên kết giữa em bé với mẹ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là các bà mẹ cần phải tìm hiểu thật kĩ những kiến thức nuôi dạy con nhỏ và loại bỏ đi những quan điểm sai lầm, cổ hủ. Bài viết sau đây, Toplistseo sẽ chỉ ra cho các mẹ Top 20 Sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trong việc chăm sóc và nuôi con các mẹ nhé!
- Dịch vụ SEO TPHCM – Tối ưu hóa website chuyên nghiệp
- Dịch vụ SEO Hà Nội – Chọn đơn vị uy tín và chất lượng
- Dịch vụ thông tắc cống chuyên nghiệp và hiệu quả tại Hà Nội
- Dịch vụ SEO An Giang: Tối ưu hóa website hiệu quả, đưa bạn lên TOP Google
- Top 5 Serum Đặc Trị Mụn: Dưỡng Sáng Da, Giảm Thâm, Kiểm Soát Dầu Nhờn
Mục Lục
1. Các mẹ đang cho con bú không nên tập thể dục
Sự thật là các nhà khoa học đã chỉ ra được rằng không có sự khác biệt trong lượng sữa cũng như thành phần của sữa mẹ khi có hoặc không tập thể dục, vì thế cân nặng của bé chắc chắn cũng không bị ảnh hưởng, mà lại còn giúp mẹ cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Bạn đang xem: Top 20 Sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tập thể dục xong lượng acid lactic sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ rõ, không có sự tăng acid lactic nào khi tập thể dục với cường độ vừa phải (50 tới 75% sức lực). Lượng này chỉ tăng lên nếu mẹ cố sức tập hết 100% sức lực.
Tuy nhiên, La Leche League (một tổ chức qui mô thế giới với sứ mệnh khuyến khích trẻ bú mẹ) cũng khuyến khích các phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên tập thể dục khi con được ít nhất 5 tuần tuổi, bắt đầu tập nhẹ và bổ sung nhiều nước. Đi bộ nhanh, tập aerobic nhẹ và bơi lội có thể là cách lý tưởng để bắt đầu chế độ “lấy lại vóc dáng sau khi sinh”, nhưng không được tập quá mức.
2. Uống nhiều sữa giúp tăng lượng sữa mẹ
Sự thật là trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không cần phải uống thêm sữa, thay vào đó hãy uống nhiều nước mỗi ngày. La Leche League cho biết, các mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa và tránh ăn uống các đồ ăn kích thích.
3. Mẹ sẽ không có sữa trong vài ngày đầu tiên
Sự thật là trong vài ngày đầu mẹ vẫn có sữa và những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 – 5.
4. Cho con bú mẹ sẽ ngủ ít hơn
Sự thật: Các mẹ có thể nghe nói rằng các em bé thường ngủ trong khi ăn, nhưng mẹ có biết rằng chính bản thân mình cũng dễ dàng thiếp đi khi đang cho con bú?
Ông Amy Spangle – chủ tịch website babygooroo.com và tác giả của những cuốn sách viết về cho con bú, cho biết “Khi cơ thể giải phóng hormone oxytocin, nó có tác dụng làm dịu thần kinh, cho phép các bà mẹ thư giãn. Đó là phản ứng kỳ diệu cho thấy cơ thể của mẹđang tự chăm sóc bản thân”.
5. Cho con bú gây đau
Sự thật: Cho con bú có thể gây khó chịu nhưng nó không phải là nguyên nhân gây đau. Mặc dù cho con bú sẽ gây ra cảm giác hơi lạ và thậm chí là khó chịu tại một số thời điểm, nhưng nó không có nghĩa là gây đau. Tình trạng đau là cách cơ thể nói với chúng ta có điều gì đó không ổn và nếu tự nhiên việc cho con bú gây đau dễ nhận thấy thì cần phải khám bác sĩ.
6.Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
7.Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi là 2 – 2,2 g/kg/ngày hay từ 18 – 20g/ngày (tương ứng với 20 – 30g thịt/bữa). Nhu cầu dầu hoặc mỡ từ 1 – 2 thìa cà phê/bữa và rau xanh 1 – 2 thìa cà phê/bữa. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi gồm: bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê. Trong năm đầu, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao cần thiết cho sự phát triển, trong khi đó dạ dày của trẻ thì nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi dưỡng không tốt rất dễ bị tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi lựa chọn thực phẩm, trong bảo quản/chế biến… , đồng thời cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.
8.Mẹ có ngực nhỏ sẽ không có đủ sữa cho trẻ bú
Đây là sai lầm thường gặp nhất, đặc biệt là với các mẹ nuôi con lần đầu. Thực tế thì ngực mẹ không giống như bình sữa, không phải cứ càng to thì càng có nhiều sữa. Mà sữa mẹ được sản sinh nhờ hormone và cơ chế cung – cầu, nghĩa là cứ con bú càng nhiều, càng cạn sữa thì cơ thể mẹ sẽ kích thích sản sinh ra càng nhiều sữa cho con.
Khi mang bầu ngực mẹ sẽ tăng 1-2 size trừ những mẹ chửa ngực có thể tăng tới 3-4 size. Như vậy, với những mẹ có cơ địa ngực nhỏ sẵn từ thời con gái thì khi có em bé ngực cũng chỉ tăng ở mức bình thường đặc biệt với người châu Á, cụ thể là người Việt Nam thì size ngực khá khiêm tốn. Khi vừa sinh em bé, hiếm có bà mẹ nào có sữa ngay cho con mà thông thường sữa sẽ về trong 1-2 ngày, thậm chí với mẹ sinh mổ có thể tới 4-5 ngày, có khi hàng tuần do ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh.
Hình dạng và kích thước của bầu ngực bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển của các chất béo tích tụ bên ngoài. Về phần này, mô tuyến, có nhiệm vụ sản xuất sữa, nằm bên trong bầu ngực và phát triển độc lập. Do đó, cả kích thước và hình dạng bên ngoài của ngực đều không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa cho con bú của người mẹ.
9.Không cho con bú sữa mẹ
Xem thêm : Top 12 serum trị mụn ẩn tốt nhất: Đánh bay mụn ẩn nhanh chóng và hiệu quả
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Tuy vậy ,nhưng nhiều gia đình khó khăn người mẹ phải đi làm nên phải cai sữa mẹ sớm ,hoặc không cho con bú ,và nhiều trường hợp các chị em sợ cho con bú sẽ làm ngực xấu ,sệ …nên không cho con bú bằng sữa mẹ mà dùng sữa ngoài hoàn toàn
10.Nếu người mẹ bị ốm, cô ấy không nên cho con bú
Trong trường hợp bệnh nhẹ và hay ốm sốt, vào thời điểm người mẹ xuất hiện các triệu chứng, trẻ đã tiếp xúc với bệnh tật, vì vậy bạn nên tiếp tục cho con bú để cung cấp thêm lớp bảo vệ thông qua sữa mẹ. Mặt khác, hầu hết các loại thuốc đều tương thích với việc cho con bú và an toàn khi cho con bú. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc không an toàn, vì vậy tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang dùng thuốc nhé.
11 .Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường tiêu hóa chậm, nên bé sẽ biếng ăn, không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn phù hợp với trẻ là chế độ ăn phải được thực hiện tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.
Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1 – 2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ tuổi.
12. Vắt bỏ sữa đầu
Theo quan niệm của nhiều mẹ cho rằng sữa mẹ đầu tiên loãng như màu nước vo gạo được cho là không giúp bé tăng cân tốt và thường được các mẹ rỉ tai nhau vắt bỏ đi cho tới khi màu sữa trắng đục như màu sữa ông thọ – tức sữa đặc. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và các mẹ cần có cách nhìn khách quan và chính xác hơn về sữa mẹ.
Sữa mẹ chia làm hai giai đoạn: Sữa đầu và sữa cuối.
- Sữa đầu: Được tiết ra trước, cảm quan có màu như nước vo gạo. Sữa đầu có chứa nước và kháng thể có vai trò trước tiên là giúp bé thỏa mãn cơn khát, sau nữa thành phần kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
- Sữa cuối hay sữa trưởng thành cảm quan có màu trắng như màu sữa ông thọ với các thành phần giúp bé tăng trưởng cân nặng như chất béo, chất dinh dưỡng.
Sữa mẹ tối ưu hơn sữa công thức bởi thành phần kháng thể mà không một loại sữa công thức nào có thể thay thế, chính thành phần kháng thể này giúp bé có sức đề kháng tốt trước các tác nhân từ môi trường. Khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hệ miễn dịch rất tốt, ít nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hay hô hấp và ngược lại. Không có khái niệm sữa đặc hay sữa loãng, dù sữa đầu hay sữa cuối thì đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, vì thế trẻ cần được bú cả sữa đầu và sữa cuối để vừa tăng cân tốt vừa có được sự bảo vệ tốt nhất. Vậy cần làm gì để giúp bé vừa tăng cân tốt, vừa có sức đề kháng tốt?
13. Để dành sữa trong bầu ngực
Theo dân gian quan niệm “bầu ngực phải còn sữa thì sữa mới về” hay do sợ vắt đi sẽ không đủ sữa cho con ti cữ sau,…Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm bởi, sữa mẹ được sản xuất theo quy luật cung-cầu, lượng sữa trẻ bú sẽ được ghi nhớ để “trả lời” cho cơ thể cần sản xuất bao nhiêu thì đủ cho trẻ.
Bởi vậy, các mẹ được khuyên sau khi sinh cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, bú bất cứ khi nào để kích thích phản xạ tiết sữa, sữa mau chóng về. Ngoài ra cũng có mẹ phàn nàn rằng bởi trẻ ham ngủ lười bú hay không cho trẻ bú một hôm mà sữa ít hẳn hay sau khi sinh, sữa mẹ mau về nhưng con lại ti rất ít, mẹ không ý thức được việc hút sữa thừa đi mà sau đó từ thừa sữa cho con ti trở thành ít sữa, tất cả đều phản ánh quy luật này.
- Mẹ bị tắc tia sữa và nếu không được thông sớm sẽ dẫn tới áp – xe, viêm. Điều này không chỉ khiến mẹ đau, sốt mà nếu bé bú phải sữa từ bầu ngực bị áp – xe có thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hại.
- Mẹ dần ít sữa dẫn tới mất sữa đặc biệt với những bé có thói quen bú lắt nhắt thì việc mẹ mất sữa chỉ là sớm muộn.
Vậy
- Hãy mạnh dạn vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cữ đi, nếu mẹ tiếc sữa, có thể vắt sữa vào bình trữ sữa để dành bé bú sau. Mẹ không cần lo về chuyện bé liệu có đủ sữa bú cho cữ sau bởi ngay cả khi mẹ vắt sữa ngay trước cữ bú của bé (với những mẹ hút kích sữa bằng máy) thì dù ngực lép xẹp nhưng khi bé bú, bé sẽ chỉ cáu gắt lúc đầu vì sau đó sữa sẽ mau chóng xuống, biểu hiện là ngực mẹ cảm giác tê rần.
- Cho trẻ bú trực tiếp càng nhiều càng tốt, bú một bên cho tới khi kiệt mới chuyển bên. Bên không bú có thể hút ra và trữ để dành cữ sau hoặc trữ đông để dùng sau này. Mẹ hãy nhớ hút thật kiệt, hút kiệt là khi mẹ hút, vắt mấy nhịp mà sữa chỉ nhỏ vài giọt.
14. Cho con vừa bú vừa ngủ
Nhiều em bé bú mẹ không tập trung, vừa bú vừa chơi nên khi con tỉnh táo thì không bú được nhiều sữa. Thay vì tìm cách cho con bú hiệu quả hơn thì nhiều mẹ lại lựa chọn cho con bú lúc con gà gà ngủ để con bú được lâu.
Điều này không tốt chút nào đâu mẹ ạ! Thói quen vừa bú vừa ngủ sẽ làm con không phân biệt được đâu là giờ ăn, đâu là giờ ngủ, con sẽ phụ thuộc vào ti mẹ thì mới ngủ được. Hơn nữa, bú mẹ như vậy thì con sẽ dễ bị đầy hơi và tỉnh giấc giữa chừng do đau bụng.
Tốt nhất mẹ nên cho con làm quen với việc tách rời hoạt động ăn – ngủ để con ăn hiệu quả, ngủ đủ giấc và phát triển tốt nhất nhé. Mẹ hoàn toàn có thể làm được điều này với POH Easy (0-1 tuổi)!
15. Chỉ cho bú một bên ngực
Xem thêm : Dịch Vụ SEO Tại Cần Thơ – Tối Ưu Hóa Website Uy Tín
Một số trẻ chỉ thích bú một bên (do ti thụt, do núm ti mẹ quá to, do tia sữa mảnh, chảy xuống chậm) hay do thói quen của mẹ cho trẻ bú bên thuận. Khi trẻ chỉ bú một bên, bên ngực kia sẽ dần ít sữa, không chỉ gây ám ảnh “bên bưởi bên cam” ảnh hưởng thẩm mĩ sau này cho mẹ mà lại đặt mẹ rơi vào một vòng luẩn quẩn bởi, bên con ti sữa luôn nhiều và căng, trái lại bên không ti sữa ít dần. Chính vì vậy, mỗi lần con gắt đòi ti, mẹ sẽ không muốn cho ti bên ít sữa do suy nghĩ sữa không chảy xuống nhanh. Điều này khiến trẻ không đã khát sẽ gắt gỏng và khóc lóc, cứ thế trẻ chỉ bú một bên và chênh lệch lượng sữa hai bên ngày càng tăng. Cứ vậy chính mẹ tập cho thói quen khiến con chỉ ti một bên.
16. Nghĩ rằng sữa mẹ nóng con chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh sẽ tăng cân nhiều nhất trong 3 tháng đầu, sang đến tháng thứ 4 thì tốc độ tăng cân của con sẽ chậm hơn rất nhiều. Đó là sinh lý bình thường ở trẻ, chứ không phải đến tháng thứ 4 thì sữa mẹ ít chất đi.
Nhiều mẹ thấy con chậm tăng cân là nghĩ rằng do sữa mẹ nóng, sữa mẹ loãng và vội vàng bổ sung thêm sữa công thức cho con với mong muốn giúp con “trộm vía” hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Các nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển trong 6 tháng đầu đời, nghĩa là 6 tháng đầu con chỉ cần sữa mẹ là đủ. Việc bé chậm tăng cân có thể do sinh lý, do khả năng hấp thu của con, do con bú được ít sữa sau nhiều chất béo,… chứ không phải do sữa mẹ nóng hay thiếu chất.
17. Cai sữa nếu đang mang thai lần nữa
Khi một người mẹ đang cho con bú lại mang thai và quyết định không gián đoạn việc cho con bú để một khi đứa trẻ mới được sinh ra, cô ấy có thể cho cả hai con bú sữa mẹ, đây gọi là nuôi con song song. Đây là một thực tế mà theo các bằng chứng khoa học hiện nay, rất ít có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ, thai nhi hay trẻ nhỏ. Nếu thai kỳ khỏe mạnh, việc cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và con cũng như thai nhi trong bụng.
18. Không vỗ ợ hơi sau khi cho bé bú
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do dạ dày nằm ngang nên rất dễ nôn trớ, một số bé còn được mô tả là “phun như vòi rồng” do trào ngược dạ dày- bệnh lý gặp ở 50% trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nôn trớ có thể do bé bú quá no, cũng có thể do bé bị lạnh, hoặc do bé được đặt nằm ngay sau khi ăn. Một sai lầm rất hay gặp ở các mẹ đó là thường đặt con ngủ ngay sau khi ăn đặc biệt là vào ban đêm khi bé đòi bú. Nôn trớ ngay sau ăn khiến bé cáu gắt, không hấp thu đủ dinh dưỡng và mẹ vì sợ bé đói lại ép bé ti dẫn tới bé khóc hoặc bé bú lắt nhắt. Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé và bế bé15-20 phút sau khi bú mẹ.
Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé:
- Cách 1: Với bé 0-3 tháng tuổi cổ còn mềm thì mẹ đặt bé lên vai, một tay đỡ mông và giữ bé thẳng. Sau đó tay còn lại mẹ vuốt thẳng lưng bé hoặc vỗ nhẹ.
- Cách 2: Với bé trên 3 tháng tuổi thì mẹ cho bé ngồi lên đùi của mình, một tay vòng qua lưng và ôm lấy bé, tay còn lại mẹ vỗ lưng hoặc vuốt lưng bé
- Cách 3: Mẹ cho bé nằm sấp trên đùi sau đó dùng tay vỗ nhẹ hoặc massage vuốt lưng bé.
19.Cho trẻ bú quá lâu
Một số mẹ lại lầm tưởng việc con bú lâu càng tốt vì suy nghĩ con càng bú lâu bao nhiêu thì con càng bú được dòng sữa cuối nhiều bấy nhiêu, càng tốt cho việc tăng cân của bé. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải một ý tưởng tốt. Bởi lẽ, các bé bú mẹ có một đặc điểm chung, nhịp bú lúc đầy mạnh và nhanh bởi bé đang khát sữa, vì thế dòng sữa đầu chứa nhiều nước để thỏa mãn cơn khát của bé, sau đó nhịp bú chậm và sâu và dần dần bé nút rất nhẹ, khá là lâu bé mới nuốt.
Có một giả thiết, trong 10 phút bé bú mẹ thì 2 phút đầu bé bú được 50% lượng sữa trong bầu ngực, 2 phút sau bú được 80-90% lượng sữa và 6 phút còn lại hầu như không bú. Vì vậy, bé bú càng về sau càng ít và lượng sữa bé bú không đáng kể so với lúc đầu, thậm chí bé đang ngủ trong lúc bú, bú trong lúc ngủ khá nguy hiểm vì bé dễ bị sặc, sữa cũng có thể đọng lại gây tưa lưỡi, bé lớn hơn chút dễ sâu răng. Bên cạnh đó, bé bú cữ 2h – 3h, nếu mẹ dành cả 30 phút – 60 phút cho bé bú thì mẹ không thể làm gì ngoài dành thời gian cho bé bú.
Chính vì thế, thay vì để bé bú thật lâu, mẹ hãy thúc đẩy những nhịp bú ban đầu của bé bởi lúc đó bé bú hiệu quả nhất, gọi bé dậy nếu bé lỡ ngủ quên. Không nên để bé ngậm ti quá lâu.
20. Bắt bé bú đúng cữ
Việc cho bé bú đúng cữ không chỉ giúp mẹ nhàn hơn trong việc nuôi con mà còn giúp trẻ bú hiệu quả hơn so với việc bé bú lắt nhắt. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó, bên cạnh lợi ích luôn có những nguy cơ và ở đây việc ép bé bú đúng cữ cũng vậy.
Sẽ có một số trường hợp có thể xảy ra như:
Trường hợp 1: Đã đến cữ bú của bé tuy nhiên:
- Bé đang ngủ và mẹ gọi bé dậy bú: Không nên vì bé lớn lên ngay trong lúc ngủ, việc gián đoạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, bên cạnh đó gọi bé dậy khi bé vẫn đang lim dim sẽ làm bé cáu gắt, bú khi vẫn đang mơ màng sẽ không hiệu quả thậm chí gây sặc cho bé.
- Bé chưa muốn bú ép bé bú: Mỗi trẻ có một nhu cầu cá nhân riêng, việc trẻ bú rồi đái nhiều hay ít giữa cữ bú cũng ảnh hưởng làm xê dịch thời gian bé đòi ti mẹ, khi bé thực sự có nhu cầu thì sẽ ngoan ngoãn mấp lấy ti mẹ, lúc đó sữa mẹ sữa tiết ra nhiều nhất.
Trường hợp 2: Chưa đến cữ bú tuy nhiên bé đòi bú mà mẹ không cho. Việc mẹ tuân thủ máy móc cữ bú làm cho bé không được bú khi có nhu cầu sẽ dẫn tới việc bé quấy khóc và bỏ qua thời điểm lý tưởng để bú.
Là mẹ, hãy quan sát con yêu và cho ra “cữ riêng” phù hợp nhất cho con, cho con bú theo nhu cầu để con có được sự thoải mái nhất, để phát triển tốt nhất.
Trên đây là Top 20 Sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ do Toplistseo tổng hợp nên .Hy vọng bài viết trên giúp các mẹ nhận ra được những sai lầm của mình và điều tiết các cách để nuôi con tốt nhất có thể nhé !
Xem thêm >>>>
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh dạ dày giỏi uy tín Đà Nẵng
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh dạ dày giỏi uy tín TPHCM
- TOP 7 Loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay
- Top 10 Thương hiệu rượu đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam
- Top 10 Thương hiệu nước suối đóng chai được ưa chuộng nhất
- Top 12 Sai lầm lớn nhất các bạn gái không nên mắc phải
- Top 10 Cuốn sách bổ ích nhất cho mẹ khi nuôi con nhỏ
- Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết
- Top 13 Mẹo dân gian nuôi con cực nhàn bố mẹ không thể bỏ qua
Nguồn: https://toplistseo.com
Danh mục: Tin tức
Bài viết liên quan: