Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết

van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (1)

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết cho trẻ khi mới ra đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết chưa. Nếu chưa thì hãy cùng Toplistseo  tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú là tình trạng mô vú của phụ nữ bị đau và viêm. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ cho con bú, thường trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh.

Sữa bị mắc kẹt trong vú là nguyên nhân chính gây viêm vú. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu vú không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho ăn, các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn khiến sữa chảy ngược dòng, dẫn đến nhiễm trùng vú.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào vú: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
  • Viêm vú mãn tính và một dạng ung thư hiếm gặp gọi là ung thư biểu mô viêm: Viêm vú mãn tính xảy ra ở những phụ nữ không cho con bú. Ở phụ nữ mãn kinh, nhiễm trùng vú có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính của các ống dẫn dưới núm vú. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Những ống dẫn bị tắc làm cho nhiễm trùng lan rộng.
  • Nhiễm trùng có xu hướng tái phát sau khi điều trị bằng kháng sinh.
  • Nhiễm trùng vú thường xảy ra nhất từ một đến ba tháng sau khi sinh em bé, nhưng chúng có thể xảy ra ở những phụ nữ không sinh con và phụ nữ sau khi mãn kinh.

Ở phụ nữ cho con bú, viêm vú thường do tích tụ sữa bên trong vú. Điều này được gọi là ứ sữa. Ứ sữa có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm:

  • Em bé bú sai tư thế hoặc sai cách
    Em bé có vấn đề về mút taCung cấp dinh dưỡng không thường xuyên hoặc thiếu dinh dưỡng
  • Trong một số trường hợp, sự tích tụ sữa này cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Điều này được gọi là viêm vú nhiễm trùng.

Ở phụ nữ không cho con bú, viêm vú thường xảy ra khi vú bị nhiễm trùng do tổn thương núm vú, chẳng hạn như núm vú bị nứt hoặc đau.

Ở phụ nữ khỏe mạnh, viêm vú là hiếm gặp. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính, AIDS hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Giảm thiểu khả năng bị viêm vú bằng cách làm theo các mẹo sau:

  • Giải phóng hoàn toàn lượng sữa từ vú khi cho con bú.
  • Cho phép bé bú hoàn toàn một bên vú trước khi chuyển sang vú khác
  • Thay đổi vị trí sử dụng để cho con bú trong những lần cho con bú khác nhau
  • Hãy chắc chắn rằng em bé ngậm đúng cách trong khi bú.
  • Nếu người mẹ hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc cai thuốc lá.

Viêm tuyến vú thường có thể dễ dàng điều trị và hầu hết phụ nữ phục hồi hoàn toàn rất nhanh.

Các biện pháp được đưa ra như sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để giảm đau hoặc sốt
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, bao gồm cả áo lót cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện
  • Nếu đang cho con bú, hãy tiếp tục cho bé bú và đảm bảo chúng được gắn đúng vào vú
  • Nuôi con bằng sữa mẹ khi bị viêm vú, ngay cả khi bị nhiễm trùng, sẽ không gây hại cho em bé và có thể giúp cải thiện các triệu chứng của mẹ.
  • Người mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn, đồng thời thực hiện vắt sữa còn lại sau khi bú và vắt sữa giữa các lần cho ăn
  • Đối với phụ nữ không cho con bú bị viêm vú và phụ nữ cho con bú bị nghi ngờ nhiễm trùng, một liệu trình thuốc kháng sinh thường sẽ được chỉ định để kiểm soát nhiễm trùng.
van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (2)
Viêm tuyến vú

2. Áp xe vú

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:

  • Bệnh nhân sốt cao, rét run.
  • Vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
  • Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
  • Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
  • Xét nghiệm CRP (C – reactive protein) tăng.
    Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
  • Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.

Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú:

  • Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:
  • Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
    Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
  • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy…
  • Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn… để tránh gây tổn thương vú.
    Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi “Áp xe vú có nguy hiểm không?”. Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú… hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.

van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (3)
Áp xe vú

3. Ít sữa

Các mẹ sau khi sinh con đều mong muốn có thật nhiều sữa cho bé bú. Nhưng đôi khi nguồn dinh dưỡng này không được dồi dào, đặc biệt là sau 6 tháng sữa mẹ ít dần. Do đó, khi sữa mẹ ít dần phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ.

Dưới đây là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng sữa mẹ ít dần:

  • Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
  • Thực đơn bữa ăn hàng ngày

Nhằm hạn chế tình trạng sữa mẹ ít dần, phụ nữ cần ăn đa dạng nguồn thực phẩm cũng như gia tăng khối lượng tiêu thụ so với bình thường, như vậy mới cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Trong một khẩu phần ăn nên có đủ bốn nhóm thực phẩm sau:

  • Chất đạm protein: Đến từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu/đỗ…
  • Chất béo lành mạnh: Có trong dầu, mỡ và bơ sữa
  • Chất đường bột: Thành phần chủ yếu của gạo, mì, khoai…
  • Vitamin và khoáng chất: Rau xanh và hoa quả tươi luôn là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng

Về khối lượng thức ăn, mẹ nên ăn 5 – 6 lần trong ngày, vào thời điểm trước khi cho bé bú để kích thích tiết sữa. Dưới đây là một khẩu phần ăn trung bình mẹ có thể tham khảo, cụ thể:

  • 200 gram thịt hoặc cá
  • 1 quả trứng
  • 1 lít sữa tươi hoặc sữa bột
  • 200 – 300 gram trái cây
  • 500 – 600 gram rau xanh

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tin dùng một số món ăn truyền thống nổi tiếng giúp lợi sữa như móng giò hầm đu đủ xanh, cháo lạc (đậu phộng), hay chè vừng (mè) đen. Không có nhiều thực phẩm bà mẹ đang cho con bú cần kiêng cữ, song có thể hạn chế ăn các loại gia vị cay nồng như tỏi, ớt, hành tây, … để tránh gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.

Uống nhiều nước: Nước cũng có tác dụng giúp kích thích sinh sữa, do đó chị em nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Các thời điểm cần uống nước là khi cảm thấy khát, trước và sau khi cho bé bú, cũng như ban đêm chuẩn bị đi ngủ để khiến sữa mau về. Các loại thức uống được khuyên dùng bao gồm:

  • Sữa dinh dưỡng cho mẹ
  • Nước ép trái cây
  • Nước canh
  • Nước lọc
  • Nước trà vằng hoặc thảo mộc
  • Tuy nhiên phụ nữ cũng cần lưu ý rằng không phải cứ ăn uống càng nhiều là sẽ có nhiều sữa hơn. Ngược lại, chế độ ăn uống không điều độ và khoa học có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của mẹ và thậm chí dẫn đến táo bón cho trẻ.

Đu đủ xanh hầm móng giò và lạc được xem là món canh rất lợi sữa.

Thói quen cho bé bú

Tư thế khi bú của bé: Mặc dù trước đây chị em vẫn có hai bầu sữa đầy nhưng nếu mắc sai lầm khi cho con bú sẽ khiến sau 6 tháng sữa mẹ ít dần hoặc sớm hơn thế. Mẹ nên chú ý để động tác mút của bé để cho con bú đúng cách theo các dấu hiệu sau:

  • Cả thân người bé áp sát và hướng về phía mẹ
  • Cằm bé chạm vào bầu sữa của mẹ
  • Miệng bé mở to, ngậm gần hết quầng vú chứ không phải chỉ mút đầu ti
  • Môi dưới của bé cong ra ngoài
  • Mẹ có thể nhìn thấy bé mút chậm và mạnh, cũng như nghe tiếng nuốt

Những lưu ý khi cho con bú: Trong trường hợp sữa mẹ ít dần, chị em vẫn nên tiếp tục cho bé bú đều đặn, bé mút đầu ti sẽ khiến sữa chảy ra. Hành động này có tác dụng tăng cường sản xuất sữa, giúp sữa mau về trở lại. Các mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

Nên:

  • Thời gian mỗi lần bú mẹ khoảng 20 – 30 phút hoặc đến khi nào bé tự ngưng
  • Chọn nơi vắng người, chỉ có 2 mẹ con để bé tập trung bú thay vì ngó nghiêng
    M
  • Bé bú hết bầu sữa này mới chuyển sang bầu bên kia, vừa tận dụng được hết nguồn sữa béo cuối bầu, vừa kích thích tạo sữa đều hai bên cân bằng
  • Mẹ và bé thư giãn thoải mái sau khi bú, bé dễ tiêu hóa còn mẹ bớt cảm giác đau

Không nên:

  • Lấy ti ra giữa chừng khi thấy bé đã ngủ vì khi no bé sẽ tự nhả ti mẹ
  • Đợi bé khóc đòi bú mới cho mà không theo giờ giấc
  • Để dành sữa còn tồn trong ngực, sẽ gây ức chế tiết sữa mới.

Yếu tố tâm lý: Hiện tượng sau 6 tháng sữa mẹ ít dần hoặc trước đó sữa về chậm có thể là do vài nguyên nhân khác nhau, bao gồm sinh mổ, thuốc làm co tử cung sau khi sinh, cũng như yếu tố tâm lý và lối sống sinh hoạt của phụ nữ giai đoạn cho con bú.

Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không được vội nản chí hay lo lắng khi thấy bản thân tự nhiên mất dần sữa. Yếu tố tâm lý lúc này giữ vai trò khá quan trọng, chị em cần bình tĩnh và tin tưởng rằng mình vẫn có khả năng tiết ra nhiều sữa cho bé. Xung quanh vấn đề sữa mẹ ít dần phải làm sao, các bác sĩ khuyên mẹ cứ kiên nhẫn bế con áp vào ngực cho bé mút như một hành động nhắc nhở cơ thể tiết sữa. Nếu phụ nữ quá căng thẳng và lo nghĩ về vấn đề này, hay dừng cho bé bú mẹ thì có thể bị mất sữa thật.

Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến khích thử làm các động tác massage ngực, xoa bóp quanh ngực, bầu vú và núm vú để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Tận dụng dòng nước chảy đều trên ngực khi tắm dưới vòi hoa sen cũng là một gợi ý hay mà các mẹ có thể áp dụng.

Nhìn chung, tình trạng sau 6 tháng sữa mẹ ít dần cũng khá phổ biến. Cũng có trường hợp chị em bỗng nhiên mất sữa chỉ vài tuần sau sinh. Lúc này, những cách để có đủ sữa cho bé bú khi sữa mẹ ít dần bao gồm ăn uống bổ dưỡng, lợi sữa, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Điều quan trọng là dù sữa mẹ ít dần nhưng vẫn phải tiếp tục cho bé bú như bình thường thì mới có hi vọng sữa về nhiều trở lại. Các mẹ không nên cho bé dùng sữa khác thay thế hay ăn bột sớm vì sự phát triển toàn diện của bé.

van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (4)
Ít sữa

4. Đau và nứt núm vú

Núm vú bị nứt hoặc núm vú bị chảy máu khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy đau đớn khi cho con bú. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, mẹ không nên chịu đựng mà cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thông thường, núm vú chảy máu không phải là điều đáng lo ngại. Đây thường là hậu quả của một số loại chấn thương hoặc ma sát, chẳng hạn như núm vú của cọ xát với áo ngực hoặc áo sơ mi dễ xước. Có máu hoặc tiết dịch núm vú bất thường tương đối phổ biến, kể cả khi bạn đang cho con bú. Khoảng 5% phụ nữ phải điều trị các triệu chứng liên quan đến vú vì tiết dịch núm vú bất thường.

Đối với những người lần đầu làm mẹ, việc cho con bú có thể mất một thời gian để thành thạo. Trong vài ngày đầu, núm vú của bạn có thể bị đau và nứt. Có thể có vết nứt chảy máu trên núm vú hoặc vùng xung quanh núm vú (quầng vú).

Nhưng việc cho con bú sẽ không gây đau đớn hoặc chảy máu. Nếu núm vú của bạn tiếp tục chảy máu trong vài ngày hoặc tuần đầu tiên cho con bú, có thể là do bé ngậm vú không đúng cách.

Các dấu hiệu khác của trẻ ngậm bắt vú kém bao gồm:

  • Núm vú phẳng, có hình nêm hoặc trắng ở cuối cữ bú
  • Đau dữ dội trong mỗi cữ bú
  • Trẻ có vẻ vẫn đói sau khi bú
  • Phần dưới cùng của quầng vú không nằm trong miệng của trẻ

Nếu bạn đang cho con bú được vài tháng và đột nhiên bị đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Để xử lý trong trường hợp này, bạn có thể thử các biện pháp dưới đây:

  • Kiểm tra ngậm bắt vú của trẻ: Vị trí ngậm tốt nhất là lệch tâm và trẻ ngậm được nhiều quầng vú bên dưới núm vú. Một cách để đạt được điều này là hướng mũi của trẻ lên với núm vú của bạn sao cho phần nướu dưới của trẻ cách xa chân núm vú khi trẻ mở miệng. Khi trẻ mở miệng, hãy nhanh chóng ôm trẻ vào lòng. Núm vú sẽ được đẩy sâu vào trong miệng bé.
  • Thử các tư thế cho bú khác nhau. Bạn có thể thấy rằng một số tư thế nhất định, chẳng hạn như để con bạn nằm trong lòng bạn, nằm bên cạnh sẽ giúp con bạn ngậm vú đúng cách dễ dàng hơn và thoải mái hơn nhiều so với những vị trí khác.
  • Cho bú ở bên ít bị tổn thương trước. Trẻ sơ sinh thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi trẻ đã đỡ đói hơn. Bạn cũng có thể thử hạn chế cho trẻ bú ít hơn 10 phút ở bên bị tổn thương.
  • Chườm nhanh một túi lạnh để làm tê vùng núm vú bị thương trước khi cho con bú. Lạnh có thể giúp giảm cơn đau, đặc biệt khi cho bắt đầu cho trẻ bú có xu hướng đau nhất.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Cho con bú sau hai đến ba giờ có thể giúp ngăn ngừa vú căng sữa.
  • Hút sữa trước khi cho con bú. Nếu bạn gặp khó khăn trong tình trạng căng sữa khiến núm vú bị nông, bạn có thể hút sữa một hoặc hai phút trước khi cho con bú để chuẩn bị cho núm vú cho trẻ dễ dàng bắt vú tốt hơn.
  • Hạn chế thời gian cho con bú. Một số trẻ sẽ tiếp tục ngậm vú ngay cả khi không bú thêm sữa, điều này có thể gây kích ứng da. Lắng nghe bé nuốt và khi bé không nuốt nữa, nhẹ nhàng tách bé ra khỏi vú bạn. Bạn cũng có thể thử giới hạn thời lượng của các cữ bú từ 10 đến 15 phút mỗi bên. Nếu bạn hạn chế thời gian cho con bú, hãy cân nhắc vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa để duy trì nguồn sữa lâu dài.
van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (5)
Đau và nứt núm vú

Căng tức sữa sau sinh (Engorgement) là hậu quả của việc tăng lưu lượng máu trong vú của bạn trong những ngày sau khi sinh. Lưu lượng máu tăng lên giúp ngực bạn tạo ra nhiều sữa, nhưng nó cũng có thể gây đau và khó chịu.

Sản xuất sữa có thể không xảy ra cho đến 3-5 ngày sau khi sinh. Căng tức sữa sau sinh có thể xảy ra lần đầu tiên trong một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi sinh. Nó cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu bạn tiếp tục cho con bú.

Ngoài ra, một số tình trạng hoặc hành vi nhất định có thể khiến bạn có nhiều khả năng gặp phải tình trạng sưng phù, thường liên quan đến chứng căng sữa.

Những nguyên nhân này bao gồm:

  • Trẻ bỏ lỡ cữ bú
  • Bỏ qua một lần hút sữa
  • Tạo ra một lượng sữa dư thừa để trẻ thèm ăn
  • Tăng lượng sữa công thức giữa các lần cho con bú, có thể làm giảm lượng bú sữa mẹ sau đó
  • Cai sữa quá nhanh
  • Nuôi trẻ bị ốm
  • Trẻ gặp khó khăn với việc ngậm và bú
  • Không vắt sữa mẹ sau khi sinh vì bạn không định cho con bú sữa mẹ

Dù nguyên nhân là gì, sự căng tức và căng sữa có thể gây đau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện điều trị ngay tại nhà:

  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên: Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, ít nhất 1 đến 3 giờ một lần suốt cả ngày và đêm.
  • Cho trẻ bú bao lâu tùy thích, nhưng ít nhất 20 phút cho mỗi lần bú.
  • Nếu bạn thấy trẻ buồn ngủ, hãy đánh thức trẻ để cho bú.
  • Sử dụng kỹ thuật vắt bằng tay hoặc máy hút sữađể hút bớt một ít sữa mẹ trước mỗi lần cho con bú. Điều này sẽ giúp giảm căng tức, làm mềm vú của bạn và giúp bé ngậm đầu vú mẹ dễ dàng hơn.
  • Xoa bóp vú của bạn khi trẻ bú để giúp đẩy nhiều sữa cho trẻ bú hơn.
  • Sau mỗi lần cho con bú, hãy đặt một miếng gạc lạnh lên vú để giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Thay đổi các tư thế cho con bú để trẻ hút hết sữa từ các vùng vú của bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hoặc Motrin để giúp giảm đau và viêm.
  • Chỉ cho trẻ bú từ một bên trong suốt một cữ bú để giúp bú hết sữa bên đó. Sau đó mới bắt đầu cho bú bên đối diện.
  • Không cho trẻ uống sữa công thức hoặc nước giữa các lần cho con bú. Bé sẽ bú ít sữa mẹ hơn khi đến giờ bú và bạn có nhiều khả năng bị căng sữa.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm cho ngực ngay trước khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên chườm nóng ngực giữa các lần cho con bú vì nó có thể khiến tình trạng sưng tấy nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Để ý các dấu hiệu chảy sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng vú.
  • Nếu bạn đang cho trẻ cai sữa, hãy thử cai sữa với tốc độ chậm hơn. Nếu bạn cai sữa dần dần cho con, bạn có thể hoàn toàn không bị căng sữa.

van-de-thuong-gap-khi-nuoi-con-bang-sua-me (7)

Trên đây là Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết. Toplistseo hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
5/5 - (12 bình chọn)
[bvlq_danh_muc]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *