Top 15 Sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (1)

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, câu slogan dường như trở nên quá quen thuộc với không chỉ những người sắp làm mẹ, đang làm mẹ mà với bất kỳ ai từ già tới trẻ bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là “dũng sĩ” bảo vệ cho trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là một điều vô cùng thiêng liêng với bất kỳ người mẹ nào, Cùng Toplistseo thao khảo qua Top 15 Sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ hay mắc nhất.

1. Để dành sữa trong bầu ngực

Quan niệm này xuất phát từ một số nguyên nhân như mẹ ít sữa, tiếc không muốn vắt sữa thừa đi; được truyền lại từ thế hệ trước “bầu ngực phải còn sữa thì sữa mới về” hay do sợ vắt đi sẽ không đủ sữa cho con ti cữ sau,…Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm bởi, sữa mẹ được sản xuất theo quy luật cung-cầu, lượng sữa trẻ bú sẽ được ghi nhớ để “trả lời” cho cơ thể cần sản xuất bao nhiêu thì đủ cho trẻ.

Bởi vậy, các mẹ được khuyên sau khi sinh cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, bú bất cứ khi nào để kích thích phản xạ tiết sữa, sữa mau chóng về. Ngoài ra cũng có mẹ phàn nàn rằng bởi trẻ ham ngủ lười bú hay không cho trẻ bú một hôm mà sữa ít hẳn hay sau khi sinh, sữa mẹ mau về nhưng con lại ti rất ít, mẹ không ý thức được việc hút sữa thừa đi mà sau đó từ thừa sữa cho con ti trở thành ít sữa, tất cả đều phản ánh quy luật này.

Vì vậy, không những không có lợi mà hành động này còn đem lại nhiều hậu quả như:

  • Mẹ bị tắc tia sữa và nếu không được thông sớm sẽ dẫn tới áp – xe, viêm. Điều này không chỉ khiến mẹ đau, sốt mà nếu bé bú phải sữa từ bầu ngực bị áp – xe có thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hại.
  • Mẹ dần ít sữa dẫn tới mất sữa đặc biệt với những bé có thói quen bú lắt nhắt thì việc mẹ mất sữa chỉ là sớm muộn.

Lời khuyên cho mẹ:

  • Hãy mạnh dạn vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cữ đi, nếu mẹ tiếc sữa, có thể vắt sữa vào bình trữ sữa để dành bé bú sau. Mẹ không cần lo về chuyện bé liệu có đủ sữa bú cho cữ sau bởi ngay cả khi mẹ vắt sữa ngay trước cữ bú của bé (với những mẹ hút kích sữa bằng máy) thì dù ngực lép xẹp nhưng khi bé bú, bé sẽ chỉ cáu gắt lúc đầu vì sau đó sữa sẽ mau chóng xuống, biểu hiện là ngực mẹ cảm giác tê rần.
  • Cho trẻ bú trực tiếp càng nhiều càng tốt, bú một bên cho tới khi kiệt mới chuyển bên. Bên không bú có thể hút ra và trữ để dành cữ sau hoặc trữ đông để dùng sau này. Mẹ hãy nhớ hút thật kiệt, hút kiệt là khi mẹ hút, vắt mấy nhịp mà sữa chỉ nhỏ vài giọt.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (10)

2. Chỉ cho bú một bên ngực

Một số trẻ chỉ thích bú một bên (do ti thụt, do núm ti mẹ quá to, do tia sữa mảnh, chảy xuống chậm) hay do thói quen của mẹ cho trẻ bú bên thuận. Khi trẻ chỉ bú một bên, bên ngực kia sẽ dần ít sữa, không chỉ gây ám ảnh “bên bưởi bên cam” ảnh hưởng thẩm mĩ sau này cho mẹ mà lại đặt mẹ rơi vào một vòng luẩn quẩn bởi, bên con ti sữa luôn nhiều và căng, trái lại bên không ti sữa ít dần. Chính vì vậy, mỗi lần con gắt đòi ti, mẹ sẽ không muốn cho ti bên ít sữa do suy nghĩ sữa không chảy xuống nhanh. Điều này khiến trẻ không đã khát sẽ gắt gỏng và khóc lóc, cứ thế trẻ chỉ bú một bên và chênh lệch lượng sữa hai bên ngày càng tăng. Cứ vậy chính mẹ tập cho thói quen khiến con chỉ ti một bên.

Cách khắc phục như sau:

  • Nếu do ti thụt: Trước khi bé bú mẹ có thể kích thích núm vú, dùng máy hút sữa hút kéo dài đầu ti hay dùng dụng cụ hỗ trợ như trợ ti. Trong khi bé bú, mẹ giữ bầu vú, tay bóp để núm ti trồi ra.
  • Nếu do đầu ti quá to: Mẹ hãy kiên trì tập cho bé ngậm ti, yếu tố thiết yếu đó là ngậm đúng khớp, nếu bé gắt có thể dùng thìa đút bé ăn. Sau một thời gian bé lớn hơn, kích thước núm ti có thể phù hợp với miệng bé hơn.
  • Nếu do sữa xuống quá mạnh hay quá yếu: Mẹ có thể điều chỉnh tư thế cho bé bú hay đợi tới khi sữa đã xuống vì khi bé bú lúc sữa đang xuống dễ khiến bé bị sặc.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác mà mẹ cần tìm hiểu như: bé có bị viêm tai giữa bên đó không, có tổn thương gì bên bé nằm không hay mẹ có viêm vú không? Khi không tìm ra nguyên nhân, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (2)

3. Không vắt – hút sữa vì sợ mất sữa

Sữa mẹ được tiết theo quy luật cung-cầu, chính phản xạ nút bú của bé sẽ gửi tín hiệu tới cơ thể để cơ thể điều hành “nhà máy sản xuất sữa”. Bé ti mẹ trực tiếp luôn là phương pháp tốt nhất giúp duy trì sữa mẹ tuy nhiên do một số nguyên nhân như giải phẫu ti mẹ khiến bé khó ti (ti to, ti thụt) hay mẹ ít sữa hoặc với mẹ không thể ở bên con 24/24 do đặc thù công việc thì việc vắt sữa, hút sữa làđiều thiết yếu nếu không muốn bị tắc tia sữa, sữa ít dần rồi mất hẳn.

Quan niệm vắt sữa, hút sữa sẽ làm mất sữa là hoàn toàn sai lầm bởi việc vắt hay hút sữa cũng kích thích phản xạ tiết sữa tương tự như việc bé ti mẹ trực tiếp. Việc hút sữa không chỉ giúp duy trì sữa mẹ mà còn khắc phục các tình trạng bé không chịu ti mẹ, sữa mẹ ít cần phải kích, tắc tia sữa gây căng tức ngực hay hút trữ sữa dùng khi mẹ vắng nhà hoặc cho giai đoạn ăn dặm,…

Hiện nay các bà mẹ trẻ thông thái thường chọn máy hút sữa làm người bạn đồng hành để giúp con được bú sữa mẹ hoàn toàn những năm đầu sau sinh. Việc chọn một chiếc máy hút sữa cũng không kém phần quan trọng.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (13)

4. Quan niệm trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa

Sai lầm này xuất phát từ việc cho trẻ bú sữa công thức khi nằm. Tại sao lại vậy, mẹ hãy làm rõ 2 vấn đề:

  • Thứ nhất, sữa mẹ và sữa công thức không giống nhau. Sữa mẹ ức chế sự hình thành của vi khuẩn do chứa thành phần kháng thể trong khi đó sữa công thức lại là môi trường cho vi khuẩn phát triển do sữa công thức thường có vị ngọt.
  • Thứ hai, bú sữa mẹ và bú bình không giống nhau. Sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp, nhưng khi bú từ bình, sữa có thể rỉ ra tạo thành “vũng” trong họng bé dù bé không mút.

Ngoài ra, các tư thế cho bé bú, dù là tư thế nào thì bé vẫn trong tư thế nằm nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc bú nằm không những không khiến bé bị viêm tai giữa mà trái lại, giúp bé tránh được nguy cơ viêm tai giữa, mẹ cũng thoải mái và đỡ mệt hơn khi thời gian bé bú có thể lên tới 30 phút.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (7)

5. Quan niệm ngực nhỏ không có sữa

Theo thống kê của bộY tế chỉ có 1.2% bà mẹ thực sự không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú. Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ được tiết theo quy luật cung – cầu, cơ thể mẹ là nguồn sữa với hàng triệu tế bào tiết sữa, giống như sông đổ ra biển, là nguồn sẽ không cạn. Sữa mẹ không giống như bình sữa, càng to chứa được càng nhiều. Bởi vậy, dù ngực mẹ to hay bé, miễn mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tâm lý thoải mái và quan trọng nhất, cho bé bú mẹ càng nhiều thì nguồn sữa sẽ không cạn kiệt.

Khi mang bầu ngực mẹ sẽ tăng 1-2 size trừ những mẹ chửa ngực có thể tăng tới 3-4 size. Như vậy, với những mẹ có cơ địa ngực nhỏ sẵn từ thời con gái thì khi có em bé ngực cũng chỉ tăng ở mức bình thường đặc biệt với người châu Á, cụ thể là người Việt Nam thì size ngực khá khiêm tốn. Khi vừa sinh em bé, hiếm có bà mẹ nào có sữa ngay cho con mà thông thường sữa sẽ về trong 1-2 ngày, thậm chí với mẹ sinh mổ có thể tới 4-5 ngày, có khi hàng tuần do ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh.

Khi đó, ngực nhỏ sẽ trở thành đối tượng để đổ lỗi, những người mới làm mẹ lần đầu sẽ không khỏi bỡ ngỡ sẽ càng áp lực bởi suy nghĩ không có sữa cho bé và hậu quả là, càng lo lắng nhiều không chỉ ảnh hưởng tới chính sức khỏe của mẹ (dễ dẫn tới hậu sản) mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sữa lâu về. Vì vậy, mẹ hãy luôn thật thoải mái, hãy có niềm tin rằng người mẹ nào cũng có sữa cho con bú vì một khi tâm lý thoải mái thì không cần phải ăn những món lợi sữa mà chỉ cần ăn đủ chất là nguồn sữa sẽ dồi dào.

ông giống nhau. Sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp, nhưng khi bú từ bình, sữa có thể rỉ ra tạo thành “vũng” trong họng bé dù bé không mút.

Ngoài ra, các tư thế cho bé bú, dù là tư thế nào thì bé vẫn trong tư thế nằm nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc bú nằm không những không khiến bé bị viêm tai giữa mà trái lại, giúp bé tránh được nguy cơ viêm tai giữa, mẹ cũng thoải mái và đỡ mệt hơn khi thời gian bé bú có thể lên tới 30 phút.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (15)

6. Bắt bé bú đúng cữ

Việc cho bé bú đúng cữ không chỉ giúp mẹ nhàn hơn trong việc nuôi con mà còn giúp trẻ bú hiệu quả hơn so với việc bé bú lắt nhắt. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó, bên cạnh lợi ích luôn có những nguy cơ và ở đây việc ép bé bú đúng cữ cũng vậy. Sẽ có một số trường hợp có thể xảy ra như:

Trường hợp 1: Đã đến cữ bú của bé tuy nhiên:

  • Bé đang ngủ và mẹ gọi bé dậy bú: Không nên vì bé lớn lên ngay trong lúc ngủ, việc gián đoạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, bên cạnh đó gọi bé dậy khi bé vẫn đang lim dim sẽ làm bé cáu gắt, bú khi vẫn đang mơ màng sẽ không hiệu quả thậm chí gây sặc cho bé.
  • Bé chưa muốn bú ép bé bú: Mỗi trẻ có một nhu cầu cá nhân riêng, việc trẻ bú rồi đái nhiều hay ít giữa cữ bú cũng ảnh hưởng làm xê dịch thời gian bé đòi ti mẹ, khi bé thực sự có nhu cầu thì sẽ ngoan ngoãn mấp lấy ti mẹ, lúc đó sữa mẹ sữa tiết ra nhiều nhất.

Trường hợp 2: Chưa đến cữ bú tuy nhiên bé đòi bú mà mẹ không cho. Việc mẹ tuân thủ máy móc cữ bú làm cho bé không được bú khi có nhu cầu sẽ dẫn tới việc bé quấy khóc và bỏ qua thời điểm lý tưởng để bú.

Là mẹ, hãy quan sát con yêu và cho ra “cữ riêng” phù hợp nhất cho con, cho con bú theo nhu cầu để con có được sự thoải mái nhất, để phát triển tốt nhất.
sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (4)

7. Cho bé bú lắt nhắt

Trái lại với sai lầm bắt bé bú đúng cữ, một số mẹ gặp phải vấn đề khi con bú lắt nhắt. Nếu bé bú theo cữ là cứ 2-3h bé bú một lần thì bú lắt nhắt tức bé bú không theo một quy luật gì cả và thời gian bú thường khá ngắn.

Lý giải tại sao bé bú lắt nhắt có thể bằng một số nguyên nhân như:

  • Bé ti mẹ trực tiếp thường ngủ gật trong lúc bú do bầu ngực và sữa mẹ ấm cùng tư thế ấp vào lòng mẹ khi mẹ bế bé, đồng thời trong sữa mẹ có hormon oxytocin giúp thư giãn cùng một ít casomorphin khiến bé dê đi vào giấc ngủ.
  • Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ giật mình và vặn mình, những lúc vậy bé có thể dậy và cáu gắt, một giải pháp cho mẹ đó là cho bé ti để bé lại đi vào giấc ngủ.
  • Do bé mải chơi không tập trung bú mẹ.
  • Một số bé hay nôn trớ, thậm chí có thể nôn sau 30’-1h sau ăn dù đã vỗ ợ hơi và mẹ sau khi bé nôn sẽ cố cho em bé ăn vì tâm lý sợ con đói. Hoặc một số bé có vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, bữa ăn cần chia nhỏ (trường hợp này khó can thiệp).

Bé bú lắt nhắt không chỉ vất vả cho mẹ mà còn có một số hậu quả như:

  • Bé bú không no ngủ không sâu sẽ dậy liên tục ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như sự phát triển trí não, chiều cao (trong lúc ngủ) của bé.
  • Bé bú lắt nhắt thành quen sẽ hình thành thói quen ăn vặt, mẹ cũng sẽ khó có thể rời khỏi bé để làm bất cứ việc gì.
  • Bé bú lắt nhắt trong thời gian ngắn, nếu chỉ ăn sữa đầu sẽ làm bé đầy bụng khó tiêu, chậm tăng cân.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy đọc tín hiệu ở bé cho biết khi nào bé đói (bé tém miệng, mút tay, nút lưỡi hay thậm chí khóc đòi ăn), khi đó bé sẽ tập trung ăn và ăn hiệu quả, mẹ cũng chú ý đánh thức bé khi bé lơ mơ ngủ. Đồng thời, mẹ không nên cho bé ăn tùy tiện khi mà bé chưa đói, đặc biệt là để ru bé vào giấc ngủ.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (6)

8. Cho trẻ bú quá lâu

Một số mẹ lại lầm tưởng việc con bú lâu càng tốt vì suy nghĩ con càng bú lâu bao nhiêu thì con càng bú được dòng sữa cuối nhiều bấy nhiêu, càng tốt cho việc tăng cân của bé. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải một ý tưởng tốt. Bởi lẽ, các bé bú mẹ có một đặc điểm chung, nhịp bú lúc đầy mạnh và nhanh bởi bé đang khát sữa, vì thế dòng sữa đầu chứa nhiều nước để thỏa mãn cơn khát của bé, sau đó nhịp bú chậm và sâu và dần dần bé nút rất nhẹ, khá là lâu bé mới nuốt.

Có một giả thiết, trong 10 phút bé bú mẹ thì 2 phút đầu bé bú được 50% lượng sữa trong bầu ngực, 2 phút sau bú được 80-90% lượng sữa và 6 phút còn lại hầu như không bú. Vì vậy, bé bú càng về sau càng ít và lượng sữa bé bú không đáng kể so với lúc đầu, thậm chí bé đang ngủ trong lúc bú, bú trong lúc ngủ khá nguy hiểm vì bé dễ bị sặc, sữa cũng có thể đọng lại gây tưa lưỡi, bé lớn hơn chút dễ sâu răng. Bên cạnh đó, bé bú cữ 2h – 3h, nếu mẹ dành cả 30 phút – 60 phút cho bé bú thì mẹ không thể làm gì ngoài dành thời gian cho bé bú.

Chính vì thế, thay vì để bé bú thật lâu, mẹ hãy thúc đẩy những nhịp bú ban đầu của bé bởi lúc đó bé bú hiệu quả nhất, gọi bé dậy nếu bé lỡ ngủ quên. Không nên để bé ngậm ti quá lâu.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (5)

9. Không vỗ ợ hơi sau khi cho bé bú

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do dạ dày nằm ngang nên rất dễ nôn trớ, một số bé còn được mô tả là “phun như vòi rồng” do trào ngược dạ dày– bệnh lý gặp ở 50% trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nôn trớ có thể do bé bú quá no, cũng có thể do bé bị lạnh, hoặc do bé được đặt nằm ngay sau khi ăn. Một sai lầm rất hay gặp ở các mẹ đó là thường đặt con ngủ ngay sau khi ăn đặc biệt là vào ban đêm khi bé đòi bú. Nôn trớ ngay sau ăn khiến bé cáu gắt, không hấp thu đủ dinh dưỡng và mẹ vì sợ bé đói lại ép bé ti dẫn tới bé khóc hoặc bé bú lắt nhắt. Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé và bế bé15-20 phút sau khi bú mẹ.

Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé:

  • Cách 1: Với bé 0-3 tháng tuổi cổ còn mềm thì mẹ đặt bé lên vai, một tay đỡ mông và giữ bé thẳng. Sau đó tay còn lại mẹ vuốt thẳng lưng bé hoặc vỗ nhẹ.
  • Cách 2: Với bé trên 3 tháng tuổi thì mẹ cho bé ngồi lên đùi của mình, một tay vòng qua lưng và ôm lấy bé, tay còn lại mẹ vỗ lưng hoặc vuốt lưng bé
  • Cách 3: Mẹ cho bé nằm sấp trên đùi sau đó dùng tay vỗ nhẹ hoặc massage vuốt lưng bé.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (14)

10. Cho rằng sữa mẹ nóng nên bé chậm tăng cân

Một số mẹ khi thấy con mình chậm tăng cân, có quan niệm rằng hay là tại sữa mình nóng, sữa người ta mát nên con người ta bụ bẫm thế kia…Đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm, sữa mẹ luôn tổng hòa đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể. Việc con bạn có thể ko bụ bẫm như các em bé khác, có thể do các nguyên nhân:

  • Tùy thuộc vào khả năng hấp thu dưỡng chất của mỗi bé là khác nhau. Và vì khác nhau nên đừng bao giờ so sánh con mình với bất kỳ ai để rồi tự làm mình stress. Chỉ cần con vui vẻ, chơi ngoan ko khóc, nằm trong mức cân nặng bình thường (có bảng chuẩn) là okie ko cần can thiệp bằng bất cứ phương pháp gì.
  • Bé chỉ bú sữa đầu hoặc bạn ở tình trạng oversuppy (quá nhiều sữa). Nếu bạn cho bé bú sai cách, nghĩa là bé bú ko kiệt hẳn ti mẹ để nhận được sữa béo ở cuối bầu sữa. Để khắc phục bạn cần cho bé ti dứt điểm 1 bên, xẹp hẳn ngực rồi mới đảo qua bên kia, trường hợp bé bú chưa kiệt mà ko bú nữa thì ở cữ bú sau lại tiếp tục bú bên ngực đó.
  • Cũng có trường hợp các bà mẹ cơ địa quá nhiều sữa hoặc kích sữa “quá đà” (oversupply). Vì sữa quá nhiều nên lượng sữa đầu giàu kháng thể nhiều, bé chưa kịp bú đến đoạn sữa béo thì đã no bụng rồi. 1 số dấu hiệu để nhận biết bạn đang ở tình trạng oversupply là bé tăng cân ít/chậm, đi phân hơi xanh xanh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chủ động giảm sữa bằng cách giãn/giảm số lần và thời gian hút/vắt/bú. Ban đầu khi mới giãn rộng khoảng cách 2 cữ hút bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn do ngực căng sữa, nhưng chỉ sau khoảng 1 tuần cơ thể sẽ tự hiểu nhu cầu giảm => sản xuất giảm.

Sữa nhiều hay sữa vừa đủ là tùy do sự điều chỉnh của các bà mẹ dựa vào số lần bú/hút/vắt trong ngày, mình bao giờ tư vấn cho khách cũng mong mỏi rằng các bạn chỉ nên kích sữa đến sản lượng vừa đủ, có nghĩa là đủ cho bé bú trong ngày + dư 1 cữ để dành phòng khi mẹ mệt mỏi, stress giảm sữa đột ngột. Có như vậy bé yêu nhà bạn sẽ nhận được sự cân bằng cả sữa đầu giàu kháng thể và sữa béo hỗ trợ tăng trưởng.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (7)

11. Ăn quá nhiều đồ bổ hoặc ăn quá kiêng khem

Các bà đẻ thường được bồi bổ những món ăn vừa chất lượng, lợi sữa, vừa…nhiều. Và hậu quả thường thấy là sữa nhiều hay không chưa biết nhưng mẹ to tròn mũm mĩm bể body rồi đau đầu với các phương pháp giảm cân.

Đối với các món ăn lợi sữa như giò heo, xôi nếp và các món khác, mình ko dám nói đây là sai lầm, bởi vì các món này có hiệu quả thật, nhưng sai là ở chỗ số lượng, liều lượng các mẹ ăn hàng ngày. Có nhiều mẹ hầu như ngày nào cũng giò heo chân dê…chỉ cần tưởng tượng đã muốn khóc, thực sự các món ăn này chỉ hữu hiệu ngay sau lúc các mẹ ăn, nhưng đối với mình, việc duy trì sữa vẫn nằm ở chỗ quan trọng nhất là uống nhiều nước + sữa tươi (1 ngày 3-4 lít), uống nước ấm nóng càng tốt và nên tránh nước lạnh, kết hợp ăn ĐẦY ĐỦ + CÂN BẰNG dinh dưỡng, ko cần ăn quá nhiều tinh bột + đồ béo. Ăn đa dạng (như bản thân mình 2 lần mổ, mổ xong vẫn ăn tôm ăn thịt bò trứng rau các kiểu, mỗi ngày 1 ly nước cam…đừng quá kiêng khem nếu ko có cơ sở khoa học nào.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (3)

12. Không uống thuốc ngay cả khi bị bệnh vì sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa

Các bà mẹ cho con bú thường rất sợ dùng thuốc, bởi vì sợ ảnh hưởng đến sữa, bé dễ bị đi ngoài hoặc dị ứng…điều này đúng, nhưng đúng với điều kiện các bạn dùng thuốc giống như người bình thường. Thông thường theo mình hiểu, bất kỳ loại thuốc nào trị bệnh gì cũng đều có đầy đủ 1 dải phổ dành riêng cho nhiều đối tượng : sơ sinh, trẻ em, người lớn, người có bầu và cho con bú. Vì vậy nếu bạn ở vào phổ có bầu/cho con bú, nếu bạn ốm bệnh hãy cứ đến gặp bác sỹ và nói cho họ biết để họ cho bạn thuốc phù hợp và không ảnh hưởng gì đến sữa.

Khi mẹ bị cảm cúm sụt sịt hoặc đau bụng…các mẹ thường sợ ko dám cho con bú, nhưng thực ra sữa mẹ ko ảnh hưởng và các bạn vẫn có thể cho con bú bình thường, thậm chí cho bé bú mẹ lại tốt hơn vì có kháng thể giúp bé phòng bệnh bằng cách ti mẹ (mẹ nên đeo khẩu trang tránh lây cho bé qua đường hô hấp, rửa tay sạch sẽ tránh vi trùng vi khuẩn xâm nhập qua tiếp xúc trực tiếp) hoặc hút ra bình và nhờ người khác cho bé bú.

Cũng có trường hợp bất khả kháng mẹ phải dùng thuốc đặc biệt ví dụ như….thuốc tránh thai khẩn cấp, thì bạn chỉ cần cho bé bú no/vắt kiệt sữa trước khi uống thuốc, sau đó trong thời gian 8-10 tiếng sau khi uống thuốc hoặc tùy thời gian bán thải của thuốc (hỏi dược sĩ) bạn vẫn duy trì vắt sữa đều đặn nhưng..đổ bỏ. Sau thời gian này bạn lại cho bé bú bình thường.

Có nhiều trường hợp sau 1 đợt mẹ bệnh (cảm sốt hoặc các bệnh khác) phải dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thì thường bị giảm sữa đột ngột và lo lắng sẽ bị mất sữa. Thực tế nguyên nhân giảm sữa là do mẹ bệnh cơ thể mệt mỏi thì nhà máy sản xuất yếu là chuyện bình thường ai cũng gặp, kháng sinh cũng là 1 tác động, giai đoạn này nếu hụt sữa thì là lúc dùng sữa trữ đông để bổ sung cho bé. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sau khi hết dùng thuốc kháng sinh + khỏi ốm, bạn vẫn có thể kích sữa lại bằng cách tăng thêm 1-2 cữ bú/hút/vắt hoặc tăng thời gian 1 lần bú/hút/vắt trong ngày, trong vòng 1 tuần là khôi phục lại lượng sữa. Đừng lo lắng vì chính tâm lý lo lắng mới là nguyên nhân làm bạn khó kéo sữa về.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (12)

13. Không cho con bú sữa mẹ

Năm 2015, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là 15,5%, hiện nay tỉ lệ này ở mức 19,6% và Việt Nam đang nằm trong nhóm có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng…

Trẻ phải uống sữa ngoài, ăn dặm trước 6 tháng, vì người mẹ phải đi làm, nên trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ hoàn toàn. Tình trạng quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (thậm chí cả sữa non) đã tác động khá tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào giá trị sữa của mình, hoặc quá chuộng sữa ngoại. Nhiều bà mẹ muốn giữ gìn vóc dáng sau sinh nên đã cho con bú sữa ngoài thay vì bú mẹ. Ngoài ra, một số bà mẹ không biết cách cho trẻ bú đúng cách và bảo vệ nguồn sữa của mình cho con.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (11)

14. Cho rằng cho con bú là bản năng tự nhiên của người mẹ

Mặc dù cho con bú là bản năng của người mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa tất cả phụ nữ đều có thể dễ dàng cho con bú được. Cũng giống như mang thai và sinh nở, việc cho con bú cũng cần có người trợ giúp. Nguyên nhân khiến một số người gặp khó khăn là do cơ thể không thể sản xuất đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh hoặc bé không biết cách ngậm đầu vú mẹ đúng cách.

Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 50% phụ nữ cai sữa cho bé trong khoảng 6 tuần đầu và chỉ có 1% trẻ vẫn còn bú sữa mẹ khi 6 tháng tuổi.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (8)

15. Vắt bỏ sữa đầu

Sai lầm này xuất phát từ quan niệm sữa mẹ đặc hay loãng: Sữa loãng như màu nước vo gạo được cho là không giúp bé tăng cân tốt và thường được các mẹ rỉ tai nhau vắt bỏ đi cho tới khi màu sữa trắng đục như màu sữa ông thọ – tức sữa đặc. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và các mẹ cần có cách nhìn khách quan và chính xác hơn về sữa mẹ.

Sữa mẹ chia làm hai giai đoạn: Sữa đầu và sữa cuối.

  • Sữa đầu: Được tiết ra trước, cảm quan có màu như nước vo gạo. Sữa đầu có chứa nước và kháng thể có vai trò trước tiên là giúp bé thỏa mãn cơn khát, sau nữa thành phần kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sữa cuối hay sữa trưởng thành cảm quan có màu trắng như màu sữa ông thọ với các thành phần giúp bé tăng trưởng cân nặng như chất béo, chất dinh dưỡng.

Sữa mẹ tối ưu hơn sữa công thức bởi thành phần kháng thể mà không một loại sữa công thức nào có thể thay thế, chính thành phần kháng thể này giúp bé có sức đề kháng tốt trước các tác nhân từ môi trường. Khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hệ miễn dịch rất tốt, ít nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hay hô hấp và ngược lại. Không có khái niệm sữa đặc hay sữa loãng, dù sữa đầu hay sữa cuối thì đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, vì thế trẻ cần được bú cả sữa đầu và sữa cuối để vừa tăng cân tốt vừa có được sự bảo vệ tốt nhất. Vậy cần làm gì để giúp bé vừa tăng cân tốt, vừa có sức đề kháng tốt?

Lời khuyên cho mẹ:

  • Nếu mẹ cho bé bú bình, cần hút thật kiệt. Như vậy cả sữa đầu và sữa cuối được hòa chung và bé được bú cả hai.
  • Nếu mẹ cho bé ti trực tiếp, cần cho bé bú đủ thời gian, thông thường là từ 10-15 phút. Sẽ có một số vấn đề phát sinh như: Bé ngủ gật trong khi bú do bầu sữa mẹ ấm khiến bé dễ đi vào giấc ngủ, hãy lay bé dậy bằng cách động bầu vú hay lay lay má; cho bé ti một bên, nếu sữa đã kiệt mà bé vẫn đói, cho bé ti bên kia và cữ sau hãy bắt đầu từ bên đó. Như vậy bé sẽ được hưởng cả sữa đầu và cuối.

sai-lam-nhat-khi-nuoi-con-bang-sua-me (17)

Những sai lầm trên rất hay gặp tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần tránh, ví dụ như có thể vắt bỏ sữa đầu vì bản thân sữa đầu có nhiều lactose gây đầy bụng ở trẻ. Cho nên, tránh hay không tùy thuộc quan điểm của mỗi mẹ, bài viết chỉ chỉ ra những mặt hạn chế, không định hướng suy nghĩ. Chúc các mẹ có được cách chăm sóc con tốt nhất để con yêu luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Xem thêm >>>>>

5/5 - (1 bình chọn)
[bvlq_danh_muc]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *