Rượu là một thứ đồ uống được rất nhiều người ưa thích. Nhưng rượu như thế nào mới là rượu ngon, rượu như thế nào mới là loại rượu đạt chuẩn, không hại đến sức khỏe? Có những loại rượu ta chỉ cần uống một lần là không bao giờ muốn uống nữa. Nhưng cũng có những loại uống vào ta lại muốn uống nữa, thậm chí ta còn rất khó có thể mua được nó. Hôm nay, hãy cùng Toplistseo ghé thăm một số thương hiệu rượu nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người yêu thích nhất nhé.
- Dịch vụ SEO An Giang: Tối ưu hóa website hiệu quả, đưa bạn lên TOP Google
- Dịch vụ SEO TPHCM – Tối ưu hóa website chuyên nghiệp
- Dịch vụ hút hầm cầu Bàu Bàng, bảo hành 5 năm, giá thấp nhất
- Top 5 Serum Trị Mụn Viêm Tốt Nhất: Lựa Chọn Đáng Tin Cậy
- Top 10 Cầu thủ bóng đá thuận cả hai chân hay nhất Thế giới
Mục Lục
1. Rượu AVINAA
Kiên định với mục tiêu giữ hồn Việt trong từng thức uống và mang đến những giá trị bền vững cho ngành giải khát nước nhà, Công ty CP AVIA đến nay là một trong những doanh nghiệp top đầu tại Việt Nam về nước uống đóng chai và các sản phẩm rượu mang thương hiệu AVINAA.
Bạn đang xem: Top 10 Thương hiệu rượu đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam
AVIA cam kết chỉ sử dụng nguyên liệu sạch tự nhiên, mang đến cho các sản phẩm rượu hay nước uống có một vị tự nhiên thuần khiết nhất, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, các sản phẩm rượu- nước của AVIA luôn được người tiêu dùng lựa chọn trong nhiều năm qua.
Đối với các dòng sản phẩm rượu, hiện nay AVIA có rượu AVINAA (3A) VODKA, rượu Akashi (rượu ngâm hoa quả với đủ các loại: mơ, mận, nếp cẩm, vải, ổi), rượu táo mèo, rượu sâm Kymoon mang đậm văn hóa truyền thống dân tộc, là những sản phẩm xứng đáng để người Việt thấy tự hào, đã khẳng định được chất lượng vượt trội trên thị trường.
Với các sản phẩm rượu AVINAA, để có hương vị rượu thơm – ngon, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng, Công ty có hệ thống tank ủ lên men hiện đại có dung tích lên tới 40.000 lít/tank, kết hợp với hệ thống lọc rượu an toàn và phòng thí nghiệm với đội ngũ kỹ thuật giàu tâm huyết, luôn có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng.
Tại phòng thí nghiệm, trên cơ sở đánh giá chất lượng cốt rượu, đội ngũ kỹ thuật của AVIA tiến hành phối trộn điều chỉnh tạo ra những giọt rượu tiệm cận nhất với mong muốn của khách hàng. Sau pha chế, rượu được lọc lạnh bằng thiết bị lọc hiện đại để tạo ra những giọt rượu trong suốt và được giữ lại ít nhất 1 tháng để hương vị êm dịu, hài hòa.
Và dù là rượu hay nước uống thì các sản phẩm mang thương hiệu AVINAA cũng đều được trải qua những quá trình làm bởi những trang thiết bị nhập khẩu từ châu Âu và kiểm duyệt gắt gao bởi những chuyên gia Nhật Bản nhằm đem lại tới cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo. Những trải nghiệm do sản phẩm AVINAA đem lại ắt sẽ đem tới cho các bạn những trải nghiệm không nơi nào có được và đáng nhớ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN AVIA (Thành viên AMACCAO GROUP)
- Nhà máy: Ô CN6, KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
- VPĐD: Tầng 4, Tòa nhà HH Vườn Đào, 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 024 6674 9108 | 0983 761 369 | 0392 636 363 | 0971 502 288
- Email: hanhchinh@avinaa.com
- Website: http://avinaa.com/
2. Rượu Kim Long
Rượu Kim Long là tên gọi một loại rượu có nguồn gốc từ làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thường gọi là Xika. Là loại rượu đế nổi tiếng từ lâu. Trong Đại Nam nhất thống chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết (sách “Đại Nam nhất thống chí”, quyển thứ 8, mục “Thổ sản” ). Người dân nơi đây đã gắn bó với nghề nấu rượu truyền thống từ hơn 200 năm nay. Rượu Kim Long nức tiếng nồng đượm, thơm ngon, là một trong “Tứ đại danh tửu” của Việt Nam.
Từ thế kỷ XIX, sau khi khảo sát, thực dân Pháp đã chọn làng Kim Long để thiết lập hãng rượu. Họ chuyển hết các lò rượu truyền thống của người dân vào nhà máy, đồng thời áp đặt lệnh cấm nấu rượu trong dân gian để độc quyền cung cấp rượu. Rượu Kim Long vào thời điểm đó được đem đi tiêu thụ khắp nơi. Khi rượu ra lò đóng vào chai, thì được đem ngâm trong hồ nước lạnh một thời gian ấn định trước khi phân phối khắp cả nước và mang lên tàu chở về Pháp, từ đó xuất cảng khắp thế giới.
Yếu tố làm nên nét đặc trưng của rượu Kim Long xuất phát từ loại nước dùng để ủ cơm nấu rượu và loại men tự nhiên do người dân tự làm. Nước là nước giếng tự nhiên. Men được chế biến từ 18 vị thuốc bắc, bột gạo, bột riềng, men mồi, nước; quan trọng nhất, người làm men rượu phải biết điều tiết thời gian ủ men, phơi men để men được thơm và không bị hỏng. Rượu Kim Long được đánh giá là loại rượu ngon nhất vì có độ tinh khiết cao, trong vắt, có sủi lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn hơi cao (từ 45 đến hơn 50 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu.
3. Rượu Na Hang
Rượu ngô là món quà quý giá của huyện vùng cao Na Hang, một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang. Để có được những giọt rượu mang hương vị thơm ngon, đòi hỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến cũng như thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn.
Xem thêm : Dịch vụ SEO uy tín tại Bình Định – Giúp website của bạn lên top một cách bền vững
Ngô (hay còn gọi là bắp) dùng để nấu phải chọn những hạt đều, tròn, sau đó đem bung ra rồi ủ với men lá. Đây là một loại men được làm từ hơn 20 loại cây thuốc như cán cuông, khúc khắc, ớt rừng, tẳng tó, lép nặm, nhân trần, khau thương, đứa poóng, cam thảo, lá quế,… Trong đó, cây đứa poóng chính là thành phần tạo nên hương thơm đặc trưng cho rượu ngô Na Hang.
Mỗi loại cây thuốc kể trên đều là những vị thuốc có thể chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe của con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có cái thì dùng cả cây và lá. Những cây thuốc này được nhặt và hái vào lúc thời tiết khô ráo, sau đó được băm, giã nhỏ, trộn đều; một phần được đem đun lấy nước, vắt lọc bã đem nhào với bột rồi nặn thành quả men (to bằng quả trứng gà ta), sau đó ủ trong thời gian 24 giờ (tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, không khí lúc đó). Khi quả men bắt đầu chuyển sang màu trắng phau, thơm lừng thì đem phơi khô cho đến khi còn khoảng 1/3 trọng lượng so với lúc chưa được ủ. Sau khoảng thời gian ủ men là đến quy trình chưng cất để cho ra loại rượu ngô đặc sản của núi rừng Na Hang.
Rượu ngô men lá Ha Nang mang hương vị đậm đà, thơm nồng đặc trưng của mùi ngô. Uống say mà vẫn có cảm giác êm du, không hề đau đầu hay khát nước. Khi thưởng thức rượu ngô Na Hang bạn có thể cảm nhận được sự nhọc nhằn, vất vả của con người Na Hang trong từng hạt ngô nấu lên loại rượu ngon này. Rượu Na Hang được nhiều người chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè rất ý nghĩa. Giá bán của một chai là khoảng 100.000 đồng.
4. Rượu Kim Sơn
Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu lâu đời tại Việt Nam. Rượu được sản xuất từ làng Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Nguồn nước phải là nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ khá cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Rượu Kim Sơn khi uống vào thường cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của loại rượu này là càng để lâu thì càng ngon. Đặc biệt, rượu Kim Sơn còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với các loài như: rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp,…
Men rượu được đặc chế từ 36 vị thuốc Bắc cộng với bí quyết gia truyền được truyền lại qua hàng trăm năm nay đã tạo ra loại rượu không những nổi tiếng trong vùng mà ngày càng được biết rộng rãi trên cả nước như theo bước chân của những người con Ninh Bình rời quê hương đi lập nghiệp phương xa vậy. Hương vị ngọt ngọt, cay cay của rượu khiến cho người uống cảm nhận được sự ngọt ngào, ấm nồng tình cảm của con người vùng đất Cố đô lịch sử.
Rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Rượu được nấu từ gạo lứt nếp chiêm, gạo lứt nếp vụ hay gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt. Mỗi loại gạo lại cho ra một loại rượu có vị khác nhau. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường. Giá của một lít rượu Kim Sơn là 50.000 đồng.
5. Rượu Làng Vân
Cái tên rượu làng Vân đã trở thành “thương hiệu” độc đáo và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân tỉnh Bắc Giang. Rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng cùng với men rượu bí truyền của làng Vân được chế biến từ 36 vị thuốc Bắc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Rượu có màu trong văn vắt với hương vị êm dịu, lắng đọng đã chinh phục cả những vị khách khó tính nhất. Cha truyền con nối, rượu làng Vân nhãn hiệu ‘ông tiên’ nổi tiếng khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài.
Người ta gọi rượu làng Vân là cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai, chỉ cần lắc nhẹ thôi là thấy sủi tăm. Hàng ngàn tăm rượu xoay vòng tròn như một cột sáng. Được biết, với những người sành rượu thì chỉ cần nhìn vào tăm rượu là đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không. Vào năm Chính Hòa thứ 24 (khoảng năm 1703), vua Lê Hy Tông đã sắc phong cho sản vật lừng danh này 4 mỹ tự: Vân – Hương – Mỹ – Tửu.
Từ hàng chục thế kỷ qua hương vị đặc biệt của rượu làng Vân luôn được các du khách chọn mua về làm quà khi qua vùng Kinh Bắc. Giá của một lít rượu làng Vân là 35.000 đồng – 40.000 đồng.
6. Rượu vang sim Phú Quốc
Nhắc tới Phú Quốc chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay tới những giọt nước mắm thơm lừng, những hạt ngọc trai lấp lánh và cả những chai rượu vang sim được rất nhiều người ưa thích phải không nào? Rượu vang sim được làm từ những trái sim rừng thơm ngon cùng men rượu. Rượu có vị rất đặc trưng như thơm nồng, chát và ngọt cái vị rất thanh. Màu sắc thì có đủ cả vang sim trắng, vang sim đỏ, vang sim chưng cất và rượu liquor. Ngoài ra rượu vang sim còn có công dụng chữa bệnh, giúp ăn ngon, ngủ ngon, trị các bệnh sỏi mật, sỏi thận và tiêu chảy.
Rượu vang sim có vị rất đặc trưng: thơm nồng, chát chát và ngọt thanh. Màu sắc thì nào là vang sim trắng, vang sim đỏ, vang sim chưng cất và rượu liquor. Hơn thế nữa, rượu vang sim không đơn giản chỉ là một thức uống đơn thuần hay là một loại rượu để nhấm nháp lúc buồn rầu mà đó còn là loại rượu thuốc với nhiều tác dụng; đặc biệt, còn rất tốt với cả sức khỏe của phụ nữ, một điều mà ít loại rượu nào có thể làm được. Nói theo một cách khác, chúng ta có thể đánh giá rượu vang sim bằng hai chữ “hoàn hảo”.
Với những đặc tính đặc biệt này, rượu vang sim ngày càng được nhiều người biết đến hơn và đã hiển nhiên trở thành một trong những đặc sản của hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc. Một chai rượu vang sim Phú Quốc có giá trên dưới 200.000 đồng.
7. Rượu Bàu Đá
Xem thêm : Dịch vụ SEO chuyên nghiệp tại Quảng Ngãi – Đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
Rượu Bàu Ðá là một loại rượu truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từ rất lâu. Tương truyền rằng, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gò Cù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định trong quá trình tìm kế sinh nhai đã thử nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá. Họ không thể ngờ rằng những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương rất đặc trưng và nếu uống một cách điều độ đúng một đến hai cốc nhỏ mỗi ngày có cảm giác rất thoải mái, dễ chịu và trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể nhờ đó cũng khỏe mạnh và cường tráng hơn. Từ đó, rượu Bàu Ðá đã trở thành một thứ “ngự tửu” chỉ được dùng để tiến vua.
Nấu rượu Bàu Đá cần rất nhiều sự tỉ mỉ, phải mất đến khoảng 6 ngày mới có thể cho ra một mẻ rượu (một nồi nấu). Bắt đầu phức tập ngay từ việc chọn gạo và nếp. Mỗi mẻ nấu cần sử dụng khoảng 7,2 kg gạo. Sau đó, cơm được trộn men ủ để vào xô nhựa, sau 3 ngày cơm sẽ dậy mùi thơm ngào ngạt, chế vào đó 16 lít nước giếng trong rồi ủ tiếp 2 ngày nữa. Tiếp đó mới cho cơm rượu vào nồi đun trong vòng 5 giờ, rượu được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang một nồi ngưng tụ khác (có một dụng cụ chứa nước làm mát nồi ngưng). Một mẻ sau quá trình công phu như vậy chỉ có thể cho ra 4 lít rượu nguyên chất.
8. Rượu cần Ê Đê Ban Mê
Uống rượu cần là một thói quen có từ rất lâu đời của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. Rượu cần là một thức uống không thể nào thiếu được trong các lễ hội cũng như được dùng để tiếp đãi các vị khách quý. Khá nhiều đồng bào dân tộc Tây Nguyên làm rượu bằng cách dùng nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi rồi phơi bằng nong cho nguội rồi mới trộn men vào ủ kín. Men rượu thường được làm bằng củ riềng, rễ cây cam thảo và củ cây chít,… phơi khô, sau đó đem giã nhuyễn thành bột, rồi đem trộn với gạo. Sau đó cho một ít nước vào rồi lại nắm thành một nắm lớn bằng cái chén, ủ cho đến khi xuất hiện mốc trắng là thành công. Khi đã lên men, trộn thêm trấu để sau này dùng cần hút dễ dàng hơn.
Tất cả sau đó được cho vào ché đựng rượu theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại tới một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché lại bằng lá chuối khô. Rượu ủ sau ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên, ủ càng lâu vị của rượu sẽ càng đậm đà. Việc trộn trấu cũng đòi hỏi cần có tay nghề cao vì trấu có tác dụng là khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu vẫn không bị tắc.
Rượu ngon là loại rượu có màu vàng đục như mật ong, khi rót ra dòng chảy không hề bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dinh dính, có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt đặc trưng.
9. Rượu Gò Đen
Rượu Gò Đen là tên của một loại rượu trắng nổi tiếng được nấu theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở Gò Đen, Bến Lức, Long An. Đây là một loại rượu được nấu đặc biệt bằng chính những loại nếp được trồng tại địa phương (nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt…).
Các vị thuốc được gia giảm tùy theo điều kiện thời tiết “tứ thời bát tiết”. Nếp sau đó được trải ra cho nguội, men giã nhỏ được rắc đều lên nếp, cho vô khạp sành để ủ. Quá trình ủ thường kéo dài trong 3 ngày. Vào ngày thứ tư, người ra dùng nước mưa hoặc nước ao (tùy từng mùa) lắng sạch cho vô khạp, nước vô đến đâu thì nếp phải lên men nổi hẳn lên đến đó. Đáy khạp không còn một hạt nếp nào là được. Ủ thêm ba ngày nữa, đến ngày thứ bảy thì tiến hành cất rượu. Dụng cụ cất rượu đơn giản là hai cái thau nhôm úp lại tạo thành một cái “ơ” có đèo bằng ống tre. Cuối đèo đặt chai để hứng rượu cất. Có một điều rất đặc trưng là chất đốt dùng để nấu rượu thường là trấu.
Loại rượu này có nồng độ cồn rất cao, có khi lên đến tận 50 độ cồn. Nếp nấu rượu phải là loại nếp có hạt tròn, mẩy, trắng đục đều, có hương thơm nên nếp được chọn là nếp hương, nếp ngỗng. Nếp nấu vừa nở, không quá nhão, khét thì càng lại là điều cấm kỵ. Đặc Biệt, Gò Đen không tự sản xuất men rượu mà lại lấy men Cần Giuộc, men Mỹ Tho,…hoặc là men Xiêm để ủ nếp. Men rượu này đa số do người Hoa sản xuất theo công thức bí truyền.
10. Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn là một đặc sản của người dân tỉnh Lạng Sơn. Rượu được làm từ chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn. Rượu Mẫu Sơn là sự kết hợp của gạo, khí hậu núi Mẫu Sơn, nguồn nước núi Mẫu Sơn, men rượu của người Dao và đặc biệt được chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống. Men rượu được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: Cây 30 rễ, dây nước, dây ngọt… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp, đau lưng…Năm 2002, thương hiệu rượu Mẫu Sơn đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt. Một chai rượu Mẫu Sơn 29%Vol 500ml có giá khoảng 65.000 đồng.
Rượu Mẫu Sơn thơm ngon và trong vắt như nước suối, uống rất dịu nhẹ, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang một hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi Xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn không chỉ mang tấm lòng, công sức của người dân nơi đây, mà còn mang cả độ cao hùng vĩ của núi non Mẫu Sơn, cả sự tinh khiết của suối, sự ngạt ngào của hương rừng Mẫu Sơn hùng vĩ.
Trên đây là một số loại rượu ngon, có thương hiệu nổi tiếng và lâu đời tại Việt Nam. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm về những loại rượu ngon, bổ dưỡng và không độc hại của đất nước và có thể thưởng thức chúng.
Xem thêm >>>>>
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi uy tín tại Đà Nẵng
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi uy tín tại Hà Nội
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi uy tín tại TPHCM
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh dạ dày giỏi uy tín Đà Nẵng
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh dạ dày giỏi uy tín Hà Nội
- TOP 10 Bác sĩ chữa bệnh dạ dày giỏi uy tín TPHCM
- TOP 7 Loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay
Nguồn: https://toplistseo.com
Danh mục: Tin tức
Bài viết liên quan: